KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2024); KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954-7/5/2024); KỶ NIỆM 134 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2024)
Văn hóa - Xã hội
Đăng ngày: 25/03/2024 - Lượt xem: 150
Trung tâm chính trị huyện Ân Thi tổ chức chuyến đi thực tế cho học viên lớp Sơ cấp Lý luận chính trị khóa I năm 2024

Ngày 22/3/2024, Trung tâm Chính trị huyện đã tổ chức chuyến đi thực tế cho học viên lớp Sơ cấp Lý luận chính trị khóa I năm 2024 đi thực tế, học tập tại Di tích lịch sử Địa điểm Cây đa Ninh Thôn, xã Cẩm Ninh, nơi thành lập Ban Tỉnh ủy lâm thời Hưng Yên và Đền thờ Danh nhân Nguyễn Trung Ngạn.

Về dự có đồng chí Dương Đình Hiệu, Uỷ viên BTV Huyện uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Giám đốc TTCT huyện.
Đoàn dâng hoa tại Nhà lưu niệm
Di tích Cây đa Ninh Thôn là một trong những địa điểm quan trọng chứng kiến việc ra đời chi bộ cộng sản đầu tiên ở huyện Ân Thi, một trong 3 chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh và thành lập Ban Tỉnh ủy lâm thời Hưng Yên. Sau này suốt thời kỳ chống Pháp, gốc đa Ninh Thôn trở thành hòm thư chết của cách mạng, là điểm đặt tín hiệu báo động cho cán bộ của Đảng khi về Ninh Thôn hoạt động. Lúc đó, trong vòng vây càn quét, khủng bố của thực dân Pháp và tay sai, tháng 4.1941, tại Ninh Thôn, chi bộ ghép Giai – Ninh Thôn bí mật ra đời, với 5 đảng viên. Tháng 7.1941, dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy, tại Ninh Thôn, Tỉnh ủy lâm thời Hưng Yên được thành lập. Từ đây đã bừng lên ánh sáng của Đảng soi đường cho phong trào cách mạng ở tỉnh, đưa khát vọng giành độc lập, tự do của nhân dân Hưng Yên trở thành hiện thực. 
Tại đền thờ Danh nhân Nguyễn Trung Ngạn
Tại đền thờ Danh nhân Nguyễn Trung Ngạn; Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông sinh năm Kỷ Sửu (1289), mất năm Canh Tuất (1370), thuở nhỏ tên là Cốt, sau đổi là Trung Ngạn, tự là Bang Trực, hiệu Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, tổng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi, phủ Khoái Châu (nay là thôn Hoàng Cả, thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi). Lúc nhỏ, ông nổi tiếng thông minh, được đương thời tôn vinh là “thần đồng”. Năm 12 tuổi, ông đỗ Thái học sinh, năm 16 tuổi, đỗ Hoàng giáp (học vị Tiến sỹ nho học), là vị Hoàng giáp đầu tiên của nước ta và cũng là ông tổ khai khoa của làng Thổ Hoàng, vị Kinh sư đại doãn (chức danh người đứng đầu kinh thành Thăng Long thời Trần), làm quan tới bậc Tể tướng - đứng đầu hàng ngũ quan lại trong triều. Ông làm quan trải qua 5 triều vua Trần, xuất sắc trên mọi phương diện chính trị, quân sự, ngoại giao, luật pháp, sử học... 
Qua chuyến đi nghiên cứu thực tế nhằm giúp cho các học viên hiểu rõ hơn về lịch sử Địa điểm Cây đa Ninh Thôn và Đến thờ Danh nhân Nguyễn Trung Ngạn. Từ đó thêm tự hào, yêu quê hương, Đất nước và phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao./.
Vũ Hoa
Trung tâm Văn hoá và Truyền thanh Ân Thi
Tin liên quan